ĐƯỜNG ĂN KIÊNG LỢI HAY HẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TIÊU DÙNG CHƯA BIẾT

ĐƯỜNG ĂN KIÊNG LỢI HAY HẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TIÊU DÙNG CHƯA BIẾT

Đường ăn kiêng hiện nay là giải pháp của nhiều người để hạn chế béo phì, tiểu đường tuy vậy nếu sử dụng không đúng cách cũng lợi bất cập hại gây ra những tác dụng phụ của đường ăn kiêng, bạn nên đọc bài viết này nhé

1. Đường ăn kiêng có gây ra tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều?

Đường ăn kiêng được xem là một giải pháp khá hoàn hảo, giúp giảm các loại bệnh, tăng cường sức khỏe mà vẫn đảm bảo tốt khẩu vị cho người dùng. Khi đánh giá về loại đường này, TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, có khoảng 200 nghiên cứu, khảo sát về độ an toàn của đường ăn kiêng. Và tới thời điểm này, các khảo sát, nghiên cứu đều cho rằng, đường ăn kiêng an toàn cho sức khỏe người dùng. Nhưng, nó sẽ chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng đúng liều lượng. Tức là, chúng ta chỉ dùng khi quá thèm ngọt, và không được vượt ngưỡng 20mg/người/ngày (tương đương bốn muỗng cà phê đường).

Tuy nhiên, không có loại thực phẩm có thể dùng “thả ga” mà không đem lại tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mặc dù luôn được giới thiệu bằng cụm từ “sugar - free”, điều đó không có nghĩa là đường ăn kiêng không có calorie. Nếu sử dụng quá nhiều, đường ăn kiêng vẫn ảnh hưởng tới cân nặng của người dùng, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa. Đối với những người bị béo phì hoặc các bệnh tim mạch, chỉ nên sử dụng đường ăn kiêng theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn sử dụng.

Đối với những người khỏe mạnh, không nhất thiết phải sử dụng đường ăn kiêng. Nếu muốn sử dụng cũng chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải. Sử dụng quá nhiều đường ăn kiêng có thể làm sai lệch khả năng cảm nhận năng lượng trong thực phẩm của cơ thể.

Nói tóm lại, sử dụng đường ăn kiêng không đồng nghĩa với việc bạn được ăn uống thoải mái mà không đặt ra cho bản thân một giới hạn nào với ý nghĩ đường ăn kiêng rất lành tính, hoàn toàn không hề gây ra tác dụng phụ. Để có được sức khỏe tốt, hãy kết hợp giữa một chế độ ăn hợp lý, dùng rau củ quả nhiều với một lịch trình luyện tập thể thao đều đặn.

Sau khi ra đời, đường ăn kiêng nhanh chóng trở thành lựa chọn hoàn hảo cho người dùng, đặc biệt là những người béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Với những lợi ích rõ ràng và thiết thực, đường ăn kiêng xuất hiện ngày càng nhiều trong các khẩu phần ăn. Tuy nhiên, dù có tác dụng tuyệt vời đến đâu, nếu sử dụng không điều độ, vượt ngưỡng cho phép thì tác dụng phụ của đường ăn kiêng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

mật dừa nước

tác dụng phụ của đường ăn kiêng là gì?

2. Các loại đường ăn kiêng và chất tạo ngọt thông dụng

Đường sử dụng trong ăn uống thường ngày là đường sucrose, chủ yếu làm từ cây mía. Trên thị trường có các sản phẩm như nước ngọt, chewing gum, thạch, bánh, kẹo, nước trái cây… ghi trên nhãn mác là “sugar-free” (không chứa đường) hoặc “diet” (kiêng) thì có nghĩa là không chứa đường sucrose mà dùng đường nhân tạo hoặc các loại đường thay thế.

Đường nhân tạo có độ ngọt gấp nhiều lần đường kính, tổng hợp qua quá trình hóa học, nên còn gọi là đường hóa học, được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm như bánh, nước ngọt, kẹo, thực phẩm đóng hộp, mứt và thạch, sản phẩm từ sữa, và hàng loạt thức ăn và uống khác. 

Đường Dừa Nước cũng là một loại đường ăn kiêng thông dụng

3. Những tác dụng phụ của đường ăn kiêng thường có nếu sử dụng đường ăn kiêng quá nhiều

  • Aspartame: (E951) ngọt gấp 200 lần đường thông thường. Loại đường này dễ bị huỷ bởi nhiệt nên không được dùng cho nấu nướng (có thể thêm vào thức ăn sau khi đã chế biến). Mức an toàn để sử dụng hàng ngày là 50mg cho mỗi ký thể trọng. Hiện tại, nhà khoa học đã khám phá ra 92 loại biến chứng của hóa chất aspartame.

  • Saccharin: ngọt gấp 300 lần đường thông thường, không bị huỷ bởi nhiệt. Mức an toàn là 5mg/kg/ngày. Đầu thập niên 60, hóa chất này được xếp loại có nguy cơ gây ra ung thư (carcinogen).

  • Sucralose: ngọt gấp 600 lần đường thông thường, không bị huỷ bởi nhiệt độ. Mức an toàn là 5mg/kg/ngày. Đây là một hóa chất chuyển hóa từ hỗn hợp dextrose và maltodextrin. Các biến chứng vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng một số nghiên cứu cho thấy loại đường thay thế này có nguy cơ làm cho gan phình ra và làm rối loạn các chức năng của thận.

  • Dextrose là tên thương mại của các tinh thể đường glucose trích từ tinh bột (starch). Hầu hết những nhà sản xuất dextrose đều sử dụng bột ngô để chế tao dextrose, do đó còn có tên là “đường bắp” (corn sugar). Những biến chứng có thể có của dextrose là: đi tiểu thường xuyên, tiểu gắt, nước tiểu đậm màu, ngứa ngáy, khó thở, tức ngực, bắp thịt miệng, môi bị co giật, đau ngực, tăng cân, mụn trứng cá và các vấn đề về da, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cả chứng suy nhược.

  • Maltodextrin: Một phụ gia thực phẩm được làm từ bất kỳ tinh bột, thường bắp hoặc lúa mì và được sử dụng như một chất độn rẻ tiền để thêm số lượng lớn với thực phẩm chế biến, hoặc như một chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Vì trong maltodextrin có chứa nhiều phân tử dextrose cho nên một số biến chứng của dextrose cũng có thể xảy ra cho maltodextrin. Có hai biến chứng cần nêu ra đây là maltodextrin có thể ảnh hưởng lên lượng đường trong máu và làm hư răng, nguy cơ cho bệnh Crohn hoặc các vấn đề tiêu hóa khác

  • Acesulfam K: Ngọt gấp 200 lần đường thông thường, không bị huỷ bởi nhiệt độ. Khi sử dụng đơn độc thì có vị hơi đắng, do đó cần kết hợp các chất tạo ngọt khác. Mức an toàn là 15mg/kg/ngày. Chất này có cảnh báo làm tăng nguy cơ ung thư và các tác dụng phụ nguy hại khác.

Giải pháp đường ăn kiêng 100% thiên nhiên an toàn và ít tác dụng phụ nhất

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về tác dụng, đặc biệt là tác dụng phụ của đường ăn kiêng nếu chúng ta sử dụng quá nhiều. Mong rằng các bạn sẽ sử dụng loại đường này một cách hiệu quả nhất. Đừng quên truy cập vietnipa.com thường xuyên để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Chúc các bạn sống vui và sống khỏe mỗi ngày!

 

Xem thêm:

Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Gợi Ý 7 Thực Phẩm Tốt Cho Người Tiểu Đường Nên Ăn

7 Món Ăn Phù Hợp Cho Người Tiểu Đường Cao Huyết Áp

THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM

Đang xem: ĐƯỜNG ĂN KIÊNG LỢI HAY HẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI TIÊU DÙNG CHƯA BIẾT

Messenger
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng