Nguyên Nhân Mắc Bệnh Tiểu Đường? Tại Sao Nên Thay Đổi Loại Đường Trong Ăn Uống Hằng Ngày

Nguyên Nhân Mắc Bệnh Tiểu Đường? Tại Sao Nên Thay Đổi Loại Đường Trong Ăn Uống Hằng Ngày

Bệnh tiểu đường hiện nay ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, việc ăn uống không cân bằng, lạm dụng để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, vậy nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là gì và tại sao nên thay đổi loại đường trong ăn uống hiện nay? Hãy đọc ngay bài viết này

1. Quá trình chuyển hóa glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

2. Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

2.1 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

2.2 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, mặc dù nhiều người tin rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải ai mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

2.3 Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.

Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

3. Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

  • Bệnh tim mạch. Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch khác, bao gồm bệnh động mạch vành kèm đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ và hẹp động mạch (xơ vữa động mạch). Nếu bị tiểu đường, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

  • Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh). Mức đường dư có thể làm tổn thương các thành mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa, tê, rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan rộng lên trên. Nếu không được điều trị, bạn có thể mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay bị ảnh hưởng. Thiệt hại cho các dây thần kinh liên quan đến tiêu hóa có thể gây ra vấn đề với buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Đối với nam giới, bệnh có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

  • Tổn thương thận (bệnh thận). Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu) để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương thận nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải chạy thận hoặc ghép thận.

  • Tổn thương mắt (bệnh võng mạc). Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng dẫn đến mù lòa. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và bệnh tăng nhãn áp.

  • Tổn thương chân. Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém đến chân làm tăng nguy cơ mắc  biến chứng chân khác nhau. Nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng, thường rất khó lành và có thể phải đoạn chi.

  • Các tình trạng da. Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị các vấn đề về da hơn, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

  • Khiếm thính. Các vấn đề thính giác thường gặp hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

  • Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn càng kém thì nguy cơ mắc biến chứng bệnh tiểu đường càng lớn.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm

4. Tại sao nên thay đổi loại đường trong ăn uống hằng ngày

Chúng ta đã ý thức được rằng việc bảo vệ sức khỏe quan trọng như thế nào, ngay cả người trẻ cũng không nên lơ là chủ quan đối với sức khỏe vì ngày nay các căn bệnh như tiểu đường đều có xu hướng trẻ hóa, việc ăn uống không kiểm soát hay ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Người mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là phải cắt bỏ đường trong chế độ ăn uống mà là nên chọn một loại đường an toàn và sử dụng với một liều lượng phù hợp đó chính là lý do tại sao nên thay đổi loại đường trong ăn uống hằng ngày, không chỉ cho người tiểu đường mà mọi thành viên trong gia đình có thể phòng ngừa các bệnh tật sau này.

Mật dừa nước của Công ty Vietnipa đã được Việt Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam kiểm định và kết luận là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giá trị chỉ số đường huyết GI = 16,69. Do đó, sử dụng mật dừa nước trong ăn uống hằng ngày là một lựa chọn vô cùng phù hợp, vừa an toàn cho sức khỏe vừa làm chất tạo ngọt tốt cho bữa ăn thêm hương vị tuyệt vời. Việc thay đổi loại đường hằng ngày sang mật dừa nước để sử dụng ngày càng được nhiều người lựa chọn cho gia đình và cho bố mẹ. 

Mật Dừa Nước là sự lựa chọn cực kỳ hợp lý cho người bệnh tiểu đường

Quả thật, khi càng lớn tuổi chúng ta càng chú ý quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, việc tuổi già mắc các bệnh như tiểu đường hay cao huyết áp là con số rất lớn, vì vậy thay đổi thói quen trong sinh hoạt hằng ngày là điều đầu tiên chúng ta nên làm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Không những có chỉ số đường huyết thấp, mật dừa nước còn chứa rất nhiều khoáng chất như Kali, Magie, Canxi,... Một ưu điểm khác của mật dừa nước, nó là nguồn giàu vitamin B, Vitamin A và Vitamin C (axit ascorbic). 

5. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường

Điều làm cho mật dừa nước trở thành một chất làm ngọt độc đáo như vậy là sự kết hợp hài hòa của các chất dinh dưỡng, thành phần thiên nhiên, làm cho nó trở thành lựa chọn làm ngọt hoàn hảo cho tất cả các công thức nấu ăn của bạn từ nêm nếm, tẩm ướp, pha chế, làm bánh.

Lượng calo mỗi ngày của người bệnh tiểu đường được tính theo công thức như sau: 25 Calo x trọng lượng cơ thể. Ví dụ: một người đàn ông có cân nặng 70kg thì lượng calo cần cho một ngày là: 25 x 70 = 1750 Calo, hoặc một người phụ nữ có cân nặng 50kg thì lượng calo cần thiết là: 25 x 50 = 1250 Calo

Đây là thực đơn cho người bị tiểu đường cần 1300 Calo mỗi ngày. Hãy dựa theo công thức trên để tính toán lượng Calo thích hợp với người tiểu đường và điều chỉnh thực đơn cho hợp lý, đặc biệt thay thế các chất làm ngọt bằng Mật Dừa Nước nhé

Nước cam Mật Dừa Nước

Thứ 2:

  • Sáng: 1 quả trứng luộc, nửa quả bơ, 1 cái bánh mì nhỏ, 1 quả cam

  • Trưa: 1 bát con cơm, 1 bát con canh rau chân vịt, cá  kho, đậu phụ

  • Bữa ăn nhẹ: 1 ly nước ép cà rốt với ít bánh quy

  • Tối: ức gà bỏ da, 1 bát con cơm, canh cà chua, trái cây

Thứ 3:

  • Sáng: 1 cốc yến mạch hòa với nước sôi, phở gà

  • Trưa: 1 bát con cơm, canh cá hồi nấu măng chua, salad cà chua và dưa chuột

  • Bữa ăn nhẹ: sữa chua không đường hoặc ít đường

  • Tối: 1 bát con cơm, thịt kho nghệ, rau súp lơ xanh luộc, trái cây

Thứ 4:

  • Sáng: Bún chả

  • Trưa: 1 bát con cơm, canh bí đỏ nấu xương, rau muống xào tỏi, tráng miệng với dâu tây

  • Bữa ăn nhẹ: hạt dẻ cười, nước hạt chia 

  • Tối: cá thu sốt cà chua, canh rau ngót thịt băm, một ly nước giấm táo 

Thứ 5:

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám, trái cây

  • Trưa: 1 bát con cơm, 1 quả trứng luộc, cá cơm kho tiêu, canh rau cải thìa

  • Bữa ăn nhẹ: hạt đậu phộng, trái cây

  • Tối: 1 bát con cơm, bò xào rau củ và nghệ vàng, tráng miệng dâu tây

Thứ 6: 

  • Sáng: 1 bát bún thang, trái cây

  • Trưa: 1 bát con cơm, bí đỏ xào tỏi, trứng rán thịt băm

  • Bữa ăn nhẹ: hạt điều, sữa chua ít đường

  • Tối: 1 bát con cơm, Salad rau xanh, đậu phụ sốt cà chua

Thứ 7:

  • Sáng: Cháo đậu đỏ

  • Trưa: Phở cuốn, trái cây

  • Bữa ăn nhẹ: 1 bắp ngô luộc, ly nước hạt chia

  • Tối: 1 bát con cơm, thịt luộc, canh cải xoong

Chủ nhật:

  • Sáng: Bánh cuốn, nước ép cam

  • Trưa: 1 bát con cơm, canh gà nấu cá mòi, canh rau mồng tơi, tráng miệng thanh long

  • Bữa ăn nhẹ: quả óc chó

  • Tối: Bún cá mòi, ly nước giấm táo 

Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và tại sao nên thay đổi loại đường trong ăn uống bằng Mật Dừa Nước, bổ sung ngay cho nhà bạn và chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ bằng Mật Dừa Nước ngay nhé!

Để thuận tiện tối ưu cho khách hàng, chúng tôi thiết lập hệ thống đặt hàng trên các kênh:

  • Địa chỉ: 526 Bình Phước, Bình Khánh, Cần Giờ, Tp HCM

Xem thêm:

Người Tiểu Đường Nên Ăn Gì? Kiêng Gì? Quy Tắc Trong Ăn Uống Của Người Tiểu Đường

Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Gợi Ý 7 Thực Phẩm Tốt Cho Người Tiểu Đường Nên Ăn

 

THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM

Đang xem: Nguyên Nhân Mắc Bệnh Tiểu Đường? Tại Sao Nên Thay Đổi Loại Đường Trong Ăn Uống Hằng Ngày

Messenger
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng