5 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường An Toàn Cho Sức Khỏe

5 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường An Toàn Cho Sức Khỏe

Điều quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường đó chính là giữ cho mức đường huyết được ổn định, đặc biệt là không được tăng lên. Chính vì vậy, họ cần hạn chế đồ ăn, đồ uống có đường để tránh tăng đường huyết đồng nghĩa với việc phải kiêng khem rất nhiều đồ ăn, vì vậy sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường trong giới hạn cho phép sẽ là cách để an toàn cho sức khỏe, 5 loại đường sau đây sẽ giúp bạn làm điều đó.

1. Đường dành cho người bị tiểu đường Stevia

Stevia là một chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ cây Stevia rebaudiana (cây Cỏ ngọt). Người ta tạo ra nó bằng cách chiết lấy hợp chất hóa học có tên glycoside steviol từ lá của cây cỏ ngọt.

Đây là sản phẩm đường qua chế biến và tinh chế, có vị ngọt gấp 300 lần đường kính trắng chúng ta vẫn hay sử dụng.

Dưới đây là một số ưu  điểm và nhược điểm của loại đường Stevia này:

Ưu điểm:

  • Không chứa calo

  • Không làm tăng đường máu

  • Ngọt hơn đường kính trắng rất nhiều lần nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ

  • Được công nhận là an toàn bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn một số sản phẩm đường thay thế khác trên thị trường

  • Có một chút vị đắng khiến một số người cảm thấy khó chịu.

  • Một số nhà sản xuất thêm hương liệu vào để giảm vị đắng, điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của cỏ ngọt nguyên chất.

  • Một số người cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, đau bụng sau khi sử dụng.

Theo FDA, lượng đường stevia một người có thể hấp thụ hàng ngày là 4 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, với một người nặng 60 kg thì lượng đường stevia tiêu thụ không nên vượt quá 240 mg.

mật dừa nước

Stevia hay còn gọi là đường cỏ ngọt

2. Đường dành cho người tiểu đường Mật Dừa Nước

Đường dành cho người tiểu đường Mật Dừa Nước là một loại đường chiết xuất từ cuống cây dừa nước ở Cần Giờ, sau khi thu hoạch được cô đặc nguyên chất 100%, không pha trộn và không có chất bảo quản 

Ưu điểm:

  • 100% thiên nhiên vì vậy an toàn cho cả gia đình, phụ nữ mang thai, cho con bú, yên tâm thay thế các loại đường hiện nay

  • Chỉ số đường huyết GI-16,69 được viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ kiểm chứng an toàn đối với người tiểu đường type 2

  • Vị ngọt đậm đà, chất mật sánh, dùng trực tiếp chấm, nấu ăn, pha chế nước uống đều được.

  • Giá thành hợp lý phù hợp với người Việt Nam và Made in Việt Nam

Nhược điểm:

  • Không nên sử dụng quá nhiều trong 1 ngày gây đầy bụng, ớn lạnh.

Ngoài ra trong mật dừa nước chứa Kali Magie Canxi Photpho

3. Đường dành cho người tiểu đường Saccharin

Saccharin là một chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi. Saccharin có khả năng tạo vị ngọt nhiều hơn đường kính trắng thông thường từ 200 – 700 lần.

Dưới đây là một số loại ưu điểm và nhược điểm của đường saccharin:

Ưu điểm:

  • Không chứa calo

  • Không làm tăng đường huyết

  • Ngọt hơn đường kính bình thường rất nhiều lần

  • An toàn, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng

  • Giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với phụ nữ có thai

Theo FDA, lượng đường saccharin một người có thể hấp thụ hàng ngày là 15 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, với một người nặng 60 kg thì lượng đường sucralose tiêu thụ không nên vượt quá 900 mg.

mật dừa nước

Đường Saccharin

4. Đường dành cho người bị tiểu đường Aspartame

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo rất phổ biến đã có mặt trên thế giới từ những năm 1980.

Đường aspartame ngọt hơn đường kính trắng khoảng 200 lần, được sử dụng để thêm vào nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là đồ ăn kiêng.

Dưới đây là một số loại ưu điểm và nhược điểm của đường aspartame:

Ưu điểm:

  • Ngọt hơn đường kính trắng nhiều lần nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ.

  • Chứa ít năng lượng

  • Chứa ít calo

  • Giới hạn đường aspartame được sử dụng trong một ngày lớn.

Nhược điểm:

  • Dễ bị phân hủy (thay đổi màu sắc, mùi vị) ở nhiệt độ cao nên chỉ thích hợp với đồ ăn, đồ uống nguội.

  • Không nên sử dụng cho người tiểu đường bị bệnh phenylceton niệu

Theo FDA, lượng đường aspartame một người có thể hấp thụ hàng ngày là 50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, với một người nặng 60 kg thì lượng đường sucralose tiêu thụ không nên vượt quá 3000 mg (3 lạng).

mật dừa nước

Đường Aspartame

5. Đường dành cho người tiểu đường Sucralose

Sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo được làm từ đường sucrose. Chất tạo ngọt này ngọt hơn đường kính trắng khoảng 600 lần nhưng chứa rất ít calo. Sucralose là một trong những chất làm ngọt nhân tạo phổ biến nhất và được bán rộng rãi như một loại đường dành cho người tiểu đường 

Dưới đây là một số ưu  điểm và nhược điểm của loại đường Sucralose này:

Ưu điểm:

  • Chứa rất ít calo

  • Ngọt hơn đường kính trắng rất nhiều lần (600 lần) nên có thể sử dụng với một lượng nhỏ.

  • Bền với nhiệt, không bị biến đổi mùi và vị ở nhiệt độ cao nên nó là lựa chọn đầu tay cho đồ ăn, đồ uống nóng.

Nhược điểm:

  • Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra những lo ngại về sức khỏe khi sử dụng loại đường này, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu nhiều hơn.

  • Giá thành khá cao so với các sản phẩm cùng loại.

Theo FDA, lượng đường sucralose một người có thể hấp thụ hàng ngày là 5 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, với một người nặng 60 kg thì lượng đường sucralose tiêu thụ không nên vượt quá 300 mg.

mật dừa nước

Đường Sucralose

Với 5 loại đường dành cho người tiểu đường này hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về cách lựa chọn các loại đường an toàn cho sức khỏe bản thân, gia đình và đặc biệt là những ai đang mắc tiểu đường type 2 đường dành cho người tiểu đường Mật Dừa Nước sẽ là lựa chọn hợp lý bởi dễ tìm mua chính hãng.

 

Xem thêm:

Đường Dành Cho Người Tiểu Đường Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Bật Mí Cách Sử Dụng Mật Dừa Nước Siêu Hiệu Quả

THAM KHẢO SẢN PHẨM THÊM

Đang xem: 5 Loại Đường Dành Cho Người Tiểu Đường An Toàn Cho Sức Khỏe

Messenger
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng